Phong cách thiết kế tân cổ điển: Tìm hiểu từ A đến Z

Phong cách thiết kế tân cổ điển là phong cách thiết kế được ưa chuộng hàng đầu trong lĩnh vực thiết kế nội thất. Đây là sự hiện đại hóa những tinh túy của kiến trúc cổ điển. Vì vậy, phong cách này mang hơi hướng của sự độc đáo, mới lạ nhưng lại không hề lỗi mốt, ngược lại nó có xu thế trường tồn theo thời gian. Đây được xem như thước đo chuẩn mực của sự sang trọng, đẳng cấp và tinh tế. 

Phong cách tân cổ điển ngày càng được ưa chuộng

Những công trình xây dựng theo phong cách thiết kế tân cổ điển này có những nét đặc trưng khác biệt hoàn toàn với những phong cách nội thất khác. Tuy nhiên, để tạo nên một không gian đậm chất tân cổ điển không hề dễ dàng. Nếu nhầm lẫn, bạn có thể biến không gian sống trở nên nặng nề….

1. Phong cách tân cổ điển bắt nguồn từ đâu?

Trong khoảng thế kỷ 18 đến thế kỷ 19, phong cách tân cổ điển (Neoclassical Interior) đã phát triển và chiếm lĩnh các công trình xây dựng ở châu Âu. Kiến trúc Tân cổ điển thuần túy là sự kết hợp giữa kiến trúc cổ đại Hy Lạp, các nguyên tắc kiến trúc của Vitruvius pha trộn với màu sắc riêng của kiến trúc sư người Ý. 

Tân cổ điển là pha trộn giữa phong cách cổ điển và tinh thần hiện đại

Tân cổ điển tập trung vào sự sắp xếp. Tất cả các chi tiết đều được tính toán, lựa chọn một cách kỹ lưỡng, có khoa học. Hoa văn của tân cổ điển nhưng quá cầu kỳ nhưng lại tinh tế, sắc sảo. Điều này đã làm nên sự giàu có, nâng tầm vị thế, bộc lộ rõ nét phong cách của gia chủ. Có thể nói, thiết kế tân cổ điển là sự dung hòa, phát triển những tinh hoa của hai phong cách đối lập - cổ điển xưa cũ và hiện đại tân thời.

2. Tìm hiểu về nội thất phong cách thiết kế tân cổ điển

2.1. Nội thất thiết kế tân cổ điển là gì?

Phong cách tân cổ điển hiểu đơn giản là sự lược bỏ các chi tiết cầu kỳ, rườm rà của phong cách cổ điển. Sự đơn giản trong các hoa văn, họa tiết là điều dễ thấy ở cách thiết kế này. Thông thường, tân cổ điển sẽ có màu sắc theo hướng kiến trúc châu Âu hiện đại.

Nội thất tân cổ điển mang hơi thở châu Âu đậm nét

Về hình thức, phong cách này tập trung vào tỉ lệ, sự sắp xếp những bức tường hơn là về các phối màu sắc sáng - tối. Về chi tiết, kiến trúc tân cổ điển đối lập với phong cách trang trí tự nhiên, ngẫu hứng của Rococo. Về công thức kiến trúc, phong cách này là sự tân tiến của nét cổ điển, truyền thống.

2.2. Phong cách tân cổ điển và phong cách cổ điển khác nhau như thế nào

Để có cái nhìn cụ thể hơn về phong cách này, chúng ta sẽ đặt nó trong hệ quy chiếu với phong cách cổ điển 

2.2.1. Phong cách cổ điển

Phong cách cổ điển là phong cách thiết kế truyền thống, lâu đời, được lấy cảm hứng từ các công trình nguy nga, tráng lệ ở châu Âu thế kỷ 17. Nội thất theo phong cách này có nhiều đường nét tinh xảo, hoa văn bay bổng, trau chuốt, tỉ mỉ. Các chi tiết được trạm trổ một cách hoa mỹ, đối xứng đến từng hoạ tiết nhỏ nhất. Sự cầu kỳ này là đặc trưng cho tầng lớp thượng lưu lúc bấy giờ. Tuy nhiên, đây cũng là một trở ngại cho một số công trình thiết kế ngày này như: diện tích không đủ lớn, chi phí xây dựng đắt đỏ,…

 

  

 

2.2.2. Tân cổ điển

Không gian theo đuổi phong cách tân cổ điển sẽ hiện đại hơn phong cách cổ điển. Điều này thể hiện ở chỗ: các hoa văn, hoạ tiết đã được lược bỏ bớt. Thay vì sự cầu kỳ thì phong cách này hướng đến sự tối giản, tinh tế. Chính vì vậy mà công trình dễ dàng thi công và cũng tiết kiệm chi phí hơn. 

Không gian tân cổ điển được chia theo từng ô, từng khoảng tường theo tỉ lệ nhất định. Còn không gian cổ điển sẽ sử dụng cả một bức tường lớn để trưng bày tranh hoặc làm một kệ đồ bày biện.

 

2.3. Xu hướng phong cách thiết kế tân cổ điển ở Việt Nam

Trong bối cảnh Việt Nam bị thực dân Pháp xâm lược gần 100 năm, văn hóa kiến trúc của nước ta cũng có sự thay đổi. Đây là thời gian mà tân cổ điển đã du nhập vào kiến trúc người Việt. Phong cách này đã được “biến tấu” để phù hợp với điều kiện khí hậu, nền văn hóa và nguyên vật liệu có sẵn tại Việt Nam. Một số công trình tiêu biểu còn sót lại từ thời Pháp thuộc như: Phủ Chủ tịch, nhà Khách chính phủ,...Sau khi Giải phóng, thống nhất đất nước, Việt Nam mở cửa với thế giới, một số du học sinh, nghiên cứu sinh có cơ hội sang Nga, các nước Đông Âu hay Hoa Kỳ, tân cổ điển một lần nữa lại được đổi mới. Trong những năm gần đây, các kiến trúc sư Việt Nam dần bị mê hoặc bởi kiến trúc tân cổ điển bởi vẻ đẹp “lai Tây” với những đường nét uốn lượn, hoa văn tối giản, tinh tế cùng màu sắc, cách bố trí không thể chê vào đâu được. 

Nội thất tân cổ điển dần trở thành xu hướng của người Việt trong những năm gần đây

3. Dấu ấn của phong cách thiết kế tân cổ điển 

Nghe qua tên gọi thì có thể thấy tân cổ điển chỉ là sự hiện đại hoá của những nét truyền thống. Thế nhưng phong cách này vẫn có những nét đặc trưng riêng có để nhận biết

3.1. Không gian sang trọng, tinh tế, tính nghệ thuật cao

Sự phân chia hình khối theo một tỉ lệ hài hoà là điều dễ dàng nhận thấy ở phong cách thiết kế tân cổ điển. Ví dụ như sự hoà hợp giữa mặt phẳng trần nhà, vách tường và đường cong của bàn ghế…những thứ rời rạc nhưng lại kết nối với nhau trong một không gian rộng lớn.

Tân cổ điển có sự sắp xếp đậm tính nghệ thuật 

3.2. Màu sắc linh hoạt

Các gam màu được sử dụng nhiều trong phong cách này, thường là màu xám, đen, rêu, màu kem, màu trắng. Các tông màu được phối kết hợp tuỳ theo sở thích, mắt thẩm mỹ của gia chủ chứ không bó buộc trong bất kỳ quy tắc pha màu nào. Có thể thấy các tông màu trung tính tạo nên sự tinh tế, sang trọng một cách hiện đại

3.3. Hoạ tiết, hoa văn 

Điểm phân biệt rõ nhất giữa cổ điển và tân cổ điển chính là ở các hoa văn hoạ tiết. Nguyên tắc hoạ tiết của phong cách này là không cầu kỳ, tỉ mỉ. 

Họa tiết của tân cổ điển không quá cầu kỳ nhưng lại đòi hỏi sự trau chuốt

3.4. Chất liệu cao cấp

Đồ nội thất sử dụng để toát lên sự tân cổ điển được làm những nguyên liệu cao cấp như: đá hoa cương, gỗ tự nhiên, da,…Do vậy đồ vật yêu cầu khả năng gia công, chế tác cẩn thận, tỉ mỉ, tinh xảo. Đặc điểm này tạo nên sự quý phái, sang trọng cho gia chủ.

4. Vì sao phong cách thiết kế tân cổ điển ngày càng phổ biến

Khác với những phong cách khác có thời kỳ hoàng kim và có thời kỳ thoái trào, phong cách thiết kế tân cổ điển lại được trường tồn với thời gian. Sau hàng trăm nay, người ta vẫn tìm đến phong cách tân cổ điển để trang trí nội thất. 

4.1. Tinh tế, không cầu kỳ, rườm rà 

Phong cách cổ điển được đánh giá cao bởi nó phô trương sự xa hoa nhờ sự tỉ mỉ, công phu cũng như tráng lệ. Tuy nhiên, thiết kế rườm rà này đã khiến ngôi nhà thiết kế cổ điển có phần nặng nề, không thoải mái cho người nhìn. Nội thất kiểu tân cổ điển đã lược bỏ được đặc điểm này nhằm hướng đến sự tinh tế, hiện đại, sang trọng không quá màu mè. Thế nên khi bạn nhìn vào sẽ có cảm giác thoải mái, nhẹ nhàng hơn. 

Nhờ pha trộn của sự hiện đại nên tân cổ điển toát lên vẻ tinh tế, không rườm rà

4.2. Phù hợp với nhiều nhu cầu sử dụng khi sử dụng phong cách thiết kế tân cổ điển

Cùng là phong cách thiết kế tân cổ điển nhưng khi du nhập vào một quốc gia, khu vực nào đó, các nhà thiết kế sẽ biến tấu nó để phù hợp với thị hiếu, đặc điểm vùng miền, văn hoá, con người nơi đó. Nếu như cách trang trí cổ điển chỉ phù hợp với không gian rộng lớn thì cách tân cổ điển có thể áp dụng với mọi không gian. Ở Việt Nam, từ nhà mặt đất cho đến chung cư đều có thể bắt gặp phong cách tân cổ điển. Chỉ bấy nhiêu thôi cũng đủ thấy được sự gần gũi, dễ ứng dụng của kiểu thiết kế này. 

4.3. Sang trọng, đẳng cấp

Sự phân chia đẳng cấp truyền thống thể hiện ở sự to lớn, hoành tráng thì giờ đây nó được tiết chế một cách tinh tế hơn. Thiết kế nội thất tân cổ điển chính là cách giúp gia chủ thể hiện đẳng cấp của mình một cách kín đáo hơn. 

Thiết kế nội thất tân cổ điển mang đến vẻ sang trọng, đẳng cấp cho không gian

4.4. Khẳng định dấu ấn cá nhân mạnh mẽ 

Phong cách tân cổ điển là sự kết hợp hình khối trong nhà. từ những đường nét mạnh mẽ, thô ráp như tường, trần nhà đến những đường cong mềm mại của sofa, đèn chùm,…Tất cả tạo nên một tổng thể hoàn hảo, liên kết. 

Không có quy chụp nào cho nội thất tân cổ điển nên chủ nhân có thể thỏa sức sáng tạo

Mỗi ngôi nhà lại có cách thiết kế, phân chia các ô, mảng tường khác nhau theo mắt thẩm mỹ của chủ nhà. Không có một quy luật nào cho việc sắp xếp các không gian. Vì vậy việc thi công, phân chia ô, mảng tưởng sẽ thể hiện rõ nét nhất tính cách của gia chủ. 

5. Những tips khi lựa chọn phong cách thiết kế tân cổ điển 

5.1. Không nên tập trung vào số lượng mà tập trung vào sự hoàn mỹ trong các chi tiết

Cố gắng thoát ra khỏi sự rườm rà của cổ điển mà tân cổ điển mới ra đời. Vì vậy nếu bạn quá cầu toàn, chỉ chăm chăm vào việc đưa quá nhiều hoạ tiết vào không gian, bạn sẽ vô tình đánh mất đi bản chất của phong cách thiết kế hiện đại này. Thay vì tập trung vào số lượng, bạn hãy trau chuốt cho từng chi tiết nhỏ để tạo nên một tổng thể hoàn mỹ. 

5.2. Sử dụng chất liệu phù hợp 

Không phải cứ sử dụng chất liệu cao cấp là không gian sẽ trở nên hoàn mỹ. Gia chủ nên lựa chọn các chất liệu phù hợp với nhu cầu, mục đích sử dụng và khả năng tài chính của mình. Hãy luôn nhớ rằng cuối cùng, phong cách thiết kế tân cổ điển là hướng đến sự hài hoà chứ không phải sự “thể hiện” quá đà. 

Nội thất của phong cách tân cổ điển cũng hướng đến sự tinh tế, không quá cầu kỳ

5.3. Lựa chọn nội thất chính cho không gian

Thông thường nội thất toát lên vẻ tân cổ điển được nhập nguyên khối từ bên châu Âu hoặc những xưởng gia công cao cấp của Việt Nam. Điểm nhấn của các vật dụng trong phòng cuốn hút người khác không chỉ ở chất liệu mà ở những đường nét trạm trổ trên đó. 

5.4. Điểm nhấn, trang trí cho không gian

Ở từng khu vực, gia chủ có thể sử dụng đồ trang trí làm điểm nhấn như bức tranh nghệ thuật khổ lớn, thảm trải sàn, đèn chùm,....Các đồ vật cần phải hòa hợp với không gian về mặt màu sắc cũng như tỉ lệ. 

Đèn chùm, thảm trải sàn, tranh treo tường,...là nội thất quen thuộc của phong cách này

5.5. Tỷ lệ màu sắc và ánh sáng 

Trong nguyên lý màu sắc và ánh sáng, phong cách thiết kế tân cổ điển chú trọng vào hệ thống đèn chiếu sáng trong nhà. Thế nhưng dù đèn tinh vi cỡ nào cũng không thể thay thế được nguồn ánh sáng tự nhiên. Vì vậy gia chủ hãy tận dụng ánh nắng mặt trời bằng cách thiết kế thêm cửa sổ lớn bằng kính. 

 

 

5.6. Yếu tố phong thủy

Kiến trúc và phong thủy có sự gắn kết chặt chẽ với nhau. Kiến trúc dù đẹp nhưng không hợp với mệnh của gia chủ thì cũng khiến cho cuộc sống hàng ngày kém may mắn, không được suôn sẻ. Vì vậy, khi thiết kế nội thất, gia chủ cần chú ý phương hướng, cách sắp xếp nội thất để có thể đón được tài lộc, may mắn vào nhà. 

5.7. Đơn vị thi công uy tín 

Thông thường với những thiết kế đặc thù thế này thì gia chủ cần tìm đến những công ty cung cấp dịch vụ uy tín để đảm bảo được các yếu tố thẩm mỹ, phong thủy và công năng của công trình. Khách hàng nên tìm hiểu về lịch sử thi công của nhà thầu để có thể biết được chính xác năng lực, chất lượng của nhà thầu. Song song với đó, bạn cần xem xét thêm chất lượng kiến trúc sư, công trình tiêu biểu và chính sách chăm sóc, hỗ trợ trong quá trình xây dựng, lắp đặt.  

 

   => Xem qua những công trình thiết kế nội thất Tân Cổ Điển được thực hiện bởi Vista Decor

 

6. Phong cách tân cổ điển trong thiết kế nội thất

6.1. Phòng khách

Phòng khách là căn phòng có diện tích lớn nhất trong nhà. Đây là không gian chung, nằm ở vị trí đầu tiên khi bước vào nhà. Vì thế giá chủ cần trau chuốt cho căn phòng này hơn hết.

Với không gian rộng lớn, thiết kế nội thất phòng khách cần tập trung vào những mảng tường và trần nhà. Đó là những mảng tường chia thành các khoảng đối xứng hoặc những đường gờ dài tạo điểm nhấn xuyên suốt không gian. Gia chủ có thể thỏa thích thể hiện phong cách cá nhân khi trang trí phòng khách.

 

 

Phòng khách thiết kế kiểu tân cổ điển

6.2. Phòng ngủ

Phòng ngủ là không gian riêng tư, thư giãn sau một ngày dài làm việc mệt mỏi. Vì vậy nội thật của căn phòng này ảnh hưởng trực tiếp đến chính chủ nhân căn nhà. Đây là không gian phù hợp với những đường cong mềm mại.

 

Phòng ngủ nội thất tân cổ điển

Khi trang trí phòng cần hạn chế tối đa sự rườm rà trong các chi tiết. Điều này sẽ khiến bạn cảm thấy thư giãn, nhẹ nhõm khi ngắm nhìn căn phòng. Mỗi một phòng ngủ có một chủ nhân riêng với tính cách khác biệt, từ đó, gia chủ có thể bày biện, trang trí và sử dụng các gam màu khác nhau sao cho phù hợp.

 

6.3. Phòng bếp 

Phòng bếp nơi được chú ý tiếp theo sau phòng khách và phòng ngủ. Để tạo được sự liền mạch, kết nối giữa phòng khách và phòng bếp, gia chủ cần tập trung vào chất liệu và nội thất. Trong phong cách tân cổ điển, phòng bếp thường lựa chọn chất liệu đá hoa cương, gỗ,...Điều này đảm bảo tính liền mạch trong tổng thể không gian. 

 

 

Phòng bếp thiết kế kiểu tân cổ điển

Trên đây là tổng hợp những kiến thức cơ bản về phong cách thiết kế tân cổ điển. Từ đó, bạn có thể định hướng được cách bài trí cho căn nhà của mình để toát lên được màu sắc riêng có. Nếu bạn còn đang phân vân về việc theo đuổi phong cách này, hãy tìm đến những công ty thiết kế nội thất Vista Decor  để được tư vấn một cách cụ thể, chính xác nhất. Chúng tôi sẽ đồng hành cùng bạn trong quá trình “làm đẹp tổ ấm”.

 

Đăng ký tư vấn báo giá

Bài viết liên quan