Tổng quan về phong cách thiết kế Indochine

Phong cách thiết kế Indochine là bản giao hưởng hoàn hảo giữa nét đẹp lãng mạn, hiện đại của nước Pháp và vẻ hoài cổ của văn hóa Á Đông. Đây là nguồn cảm hứng bất tận của những người luôn đi tìm lại ký ức giữa cuộc sống hiện đại. Tuy nhiên, cũ kỹ không đồng nghĩa là lạc hậu, là lỗi một. Với sự thay đổi theo thời gian, cách thiết kế Đông Dương này giờ đây trở thành xu hướng của nhiều gia đình Việt. 

1. Tìm hiểu về thuật ngữ Indochine

Indochine nghe có vẻ đậm chất Tây nhưng khi tìm hiểu ra, chúng ta có thể thấy được sự gần gũi đến bất ngờ. Chắc chắn bạn đã từng nghe qua một lần cụm từ này trong một tựa phim thế kỷ trước, hay đi qua một khách sạn có cái tên từa tựa như vậy. Vậy Indochine là gì? Thuật ngữ ngày bắt nguồn từ đâu?

“Indochine” bắt nguồn từ tiếng Pháp, có nghĩa là Đông Dương. Đông Dương là một bán đảo nằm ở vùng Đông Nam của châu Á. Bán đao này bao gồm  nước: Myanmar, Thái Lan, Lào, Campuchia, Việt Nam, một phần Malaysia. Toàn bộ bán đảo này là thuộc địa của Pháp trong những năm 1887- 1954. 

Văn hóa chịu ảnh hưởng trực tiếp từ vị trí địa lý. Đông Dương nằm gần Ấn Độ và Trung Quốc. Vì vậy, nền văn hóa của Đông Dương ít nhiều có màu sắc của hai nước Trung - Ấn. Cái tên Indochina ra đời từ việc ghép hai cụm từ Indo nghĩa là Ấn Độ và China là Trung Quốc (dịch sang tiếng Pháp là Indochine).

1.1. Nguồn gốc của phong cách thiết kế Indochine

Phong cách Indochine hay còn gọi là phong cách Đông Dương là sự giao thoa giữa hai nền văn hóa phương Đông và phương Tây. “Đứa con lai” này đã lấy được những tinh túy từ vẻ đẹp kiến trúc Tân cổ điển của Pháp và Việt hóa theo đặc trưng văn hóa, con người nơi đây. Trên nền chất liệu thuần Việt như màu sắc, họa tiết, đồ nội thất,...được chế tác tỉ mỉ, công phu đến từng chi tiết, phong cách Indochine đã mang đến một luồng gió mới cho thiết kế nội thất của nước ta.

 

 

Người có đóng góp to lớn trong việc đặt nền móng phát triển phong cách Indochine tại Việt Nam là kiến trúc sư người Pháp Emest Hébrard (1875-1933). Ông là nhà khảo cổ học, kiến trúc sư kiêm nhà quy hoạch nổi tiếng lúc bây giờ. Tên tuổi của ông gắn liền với các công trinh còn trường tồn đến ngày nay như: Đại học Tổng hợp Đông Dương (hiện nay là Đại học Quốc Gia Hà Nội), Sở Tài chính Đông Dương ( nay là trụ sở Bộ Ngoại giao), Viện Pasteur (nay là viện Vệ sinh dịch tễ Trung ương), Trường Viễn Đông Bác cổ (sau này là bảo tàng Lịch sử Việt Nam)...

1.2. Phong cách Indochine ở Việt Nam 

Nếu như Lào, Campuchia chịu ảnh hưởng từ nền văn hóa Ấn Độ thì ở Việt Nam, phong cách Đông Dương trong thiết kế nội thất lại mang nhiều màu sắc từ văn hóa Trung Quốc. Bên cạnh đó, thời kỳ đô hộ của Pháp thuộc không phải ngắn, nên ít nhiều đặc trưng người Pháp mang sang nước ta có pha trộn vào trong các công trình kiến trúc. Vì vậy, phong cách thiết kế này là sự gặp gỡ của hai tinh hoa văn hóa nổi tiếng trên thế giới, tạo nên nét thẩm mỹ cao, hiếm có. 

Ai cũng sẽ bị thu hút bởi sự mộc mạc, dân giã, gần gũi nhưng lại được toát lên nét hiện đại, tân tiến của Pháp. Hai phong cách tưởng chừng đối lập, tương phản nhưng khi kết hợp, chúng tại bổ trợ để tôn vẻ đẹp riêng có của nhau lên. 

Theo thời gian, các chi tiết bị ảnh hưởng bởi Trung Quốc được chắt lọc để thể hiện rõ nét nhất bản sắc dân tộc Việt Nam. Đơn giản, tinh tế nhưng vẫn đảm bảo đầy đủ tiện nghi cho cuộc sống hàng ngày. Trong không gian sang trọng, hiện đại, người ta vẫn tìm thấy sự gần gũi, nhẹ nhàng, thoải mái. 

2. Sự phát triển của phong cách thiết kế Indochine qua các thời kỳ

2.1. Giai đoạn 1 ( thập niên 80, 90 cuối thế kỷ 19 cho đến đầu thế kỷ 20)

Đây là giai đoạn áp đặt. Người Pháp đã mang phong cách châu Âu nguyên bản để xây dựng nên các công trình đồ sộ. Các công trình này mang tính chất phòng thủ, thiên hướng quân sự, thể hiện rõ tính áp chế, sự phô trương quyền lực và giàu có của chủ nghĩa thực dân.

2.2. Giai đoạn 2 (  từ đầu thế kỷ 20 cho đến thập niên 30, 40 thế kỷ 20)

Các phong cách Art Nouveau, Art Deco bắt đầu len lỏi vào kiến trúc giai đoạn 1. Thiết kế bắt đầu được thay đổi để thích hợp với khí hậu nóng ẩm nước ta. Người ta dần nhìn thấy cái chất người Việt trong các thiết kế thời kỳ này. Hình khối kết hợp với họa tiết kỷ hà, mỹ thuật Chăm, Hoa, Khmer, sắt cong bắt đầu được ưa chuộng. 

2.3. Giai đoạn 3 (từ năm 1930 trở đi)

Phong cách Indochine kể từ đây là tiền thân cho các kiểu thiết kế sau này. Bê tông cốt thép, hình khối vuông vắn, trang trí tối giản là những điểm mấu chốt của thiết kế thời kỳ này. 

3. Đặc trưng phong cách kiến trúc Indochine

Trong quá trình đô hộ Đông Dương, người Pháp nhận thấy khí hậu Việt Nam rất khắc nghiệt, đối lập hẳn với thời tiết lạnh, khô ơ châu Âu. Một vấn đề đặt ra buộc họ phải nghiên cứu, cai biên kiến trúc Tân cổ điển của mình để thích nghi với điều kiện khó khăn này. Nhờ vậy mà Indochine trở thành điểm chạm giữa châu Á và châu Âu. Qua đó, nội thất phong cách này cũng có những nét đặc trưng riêng có của mình 

3.1. Giải pháp kiến trúc của phong cách Indochine

Để có thể khiến không gian trong nhà được mát vào mùa hè và ấm vào mùa đông, các kiến trúc sư đã  bố trí hành lang và dàn pergola rộng, thi công vách tường dày hơn. Trong các công trình Indochine, bạn sẽ dễ dàng bắt gặp các vách tường - điều này giúp căn hộ trở nên thông thoáng hơn. Sân trong, giếng giời cũng là những thiết kế được tận dụng để giúp không gian được thoáng đãng, gần gũi tự nhiên hơn.

3.1.1. Hình khối kiến trúc

Dù trải qua nhiều giai đoạn được “tân tiến hóa” nhưng Indochine vẫn kết hợp thêm những đường nét hiện đại. Cụ thể, kiểu hình khối lập thể, tổ chức bố cục tự do phóng khoáng, không gò bó theo khuôn phép kiến trúc Pháp cổ. 

Một số đặc điểm của kiến trúc Đông Dương vẫn xuất hiện những nét Pháp cổ điển như: sự kết hợp trên một mặt đứng đăng đối, cân đối mặt tiền của kiến trúc, hình ảnh những con sơn, con tiện, mái đua, mái chống hắt,… 

3.1.2. Mái nhà

Mái ngói là đặc trưng rõ nét nhất của vùng nông thôn Việt Nam. Trong các công trình xây dựng hiện đại, mái ngói âm dương được lưu giữ. Ngoài ra những đường cong mềm mại hai bên mái đình, chùa cũng được đưa vào các công trình nhỏ như biệt thự.                                    

3.1.3. Hệ cửa

Điểm nổi bật của Indochine chính là hệ thống cửa được bố trí dày đặc. Cửa được thiết kế có hai lớp, khung kính bên trong và cửa lá sách bên ngoài. Cách thiết kế cầu kỳ này không chỉ giúp đón ánh sáng tự nhiên, mà còn vừa chắn được mưa gió lạnh mùa đông, vừa đón gió mát mùa hè. 

4. Đặc điểm của thiết kế nội thất phong cách Indochine

4.1. Màu sắc chủ đạo

Màu sắc nhiệt đới chính là minh chứng rõ nhất cho màu sắc châu Á trong phong cách thiết kế Indochine. Màu đỏ sẫm và màu vàng là hai tông màu chủ đạo của phong cách này. Nó giúp không gian trở nên ấm cúng và sang trọng hơn. 

Ngày nay, màu sắc của phong cách nội thất Đông Dương cũng trở nên hiện đại hơn với các gam màu trung tính như kem, trắng, vàng nhạt,...Điều này tạo cảm giác mát mẻ về mặt thị giác đối với khí hậu nóng ẩm ở Việt Nam. Đồng thời, tông màu này cũng là nền cho bạn dễ dàng lựa chọn đồ nội thất

4.2. Chất liệu thuần Việt 

Indochine là phong cách thiết kế mang đậm chất dân tộc Việt. Để có được cái hồn ấy, ông cha ta đã tận dụng triệt để các vật liệu truyền thống, đặc trưng như trẻ, nứa, mây, gỗ, gạch để trang trí.

4.2.1. Chất liệu gỗ

Nhắc đến tự nhiên là nhắc đến gỗ, nhắc đến sự sang trọng cũng không thể bỏ qua chất liệu gỗ. Nó vừa gần gũi, thân thương lại vừa cao sang, quý phải. Nó vừa mộc mạc, giản dị lại vừa đài các, kiêu sa. Ngoài ra, gỗ cũng có tuổi thọ cao và khả năng chịu nhiệt, chịu lực tốt. Chất liệu này len lỏi từ đồ nội thất như tủ, kệ cho đến các kiến trúc nền như mái nhà, khung trần nhà, hệ cửa,...

4.2.2. Chất liệu mây, tre, nứa, cói

Mây, tre,nứa,..mang đến sự hoài cổ cho không gian nội thất. Những chất liệu thủ công này không chỉ có độ bền cao mà còn khiến không gian trở nên mềm mại bên cạnh vẻ thô cứng của gỗ. Một số sản phẩm nội thất quen thuộc làm tư chất liệu này như ghế tựa, sofa, bình phong, mành, giỏ đựng đồ, lồng đèn…

4.2.3. Chất liệu gạch bông, gạch nung

Gạch bông, gạch nung là chất liệu tiếp theo thường xuất hiện trong các ngôi nhà thiết kế kiểu Đông Dương. Vào buổi đầu Pháp thuộc, toàn bộ vật liệu này được nhập khẩu từ Pháp sang. Sau đó, công nghệ sản xuất trong nước phát triển, Việt Nam đã tự sản xuất được gạch.

4.2.4. Chất liệu kim loại, sắt cong

Với sức sáng tạo của con người, bất kỳ phong cách nào cũng có những điểm cách tân. Nội thất Indochine cũng không phải ngoại lệ. Nhiều ngôi nhà hiện đại linh hoạt phối thêm các vật liệu tân tiến như sắt, thép, kim loại mạ vàng,...để khiến không gian trở nên lung linh hơn. Việc tô điểm nhẹ nhàng sẽ không làm mất đi cái chất vốn có của phong cách này.

4.2.5. Vật liệu ngói

Những công trình ngói mái đỏ là biểu tượng của văn hóa truyền thống Việt Nam. Ngói lớp nhà được ưa chuộng bởi khả năng chống rêu, ẩm mốc. Ngày nay, mái ngói có nhiều màu đa dạng, phù hợp với thẩm mỹ từng ngôi nhà. 

4.3. Hoa văn họa tiết truyền thống

4.3.1. Họa tiết hình Kỷ Hà 

Họa tiết Kỷ Hà được chia thành 3 loại: họa tiết mắc lưới, họa tiết vòng tròn và họa tiết hồi văn. Các họa tiết này thường xuất hiện trên các món đồ nội thất Đông Dương để tạo nét hoài cổ. 

  • Họa tiết mắc lưới có hình lục giác, gọi là kim quy, trông giống vảy rùa vàng. Các họa tiết này khi xếp chồng hay đan xen vào nhau sẽ tạo thành hình thoi nhỏ, hình ngôi sao,...

  • Họa tiết vòng tròn là biểu tượng đồng tiền vàng (đồng xu)

  • Họa tiết hồi văn thường xuất hiện ở góc, đầu hồi, sống mái nhà, quai bình, chân bàn,...

4.3.2. Họa tiết hình chữ nhật

Không thể phủ nhận phong cách Indochine ghi dấu ấn đậm nét của văn hóa Trung Hoa không thể xóa bỏ, thay thế. Họa tiết hình chữ nhật đúc kết từ các Hán tự: chữ Phúc, Lộc, Thị, Hỷ. Tất cả các chữ này đều mang đến sự may mắn, đủ đầy, lộc lá cho gia chủ. Các họa tiết được cách điệu đơn giản, tinh tế và liền mạch. 

4.3.3. Họa tiết hoa lá cách điệu

Hình ảnh hoa lá luôn là những nét chấm phá mềm mại trong thiết kế nội thất. Một số kiểu họa tiết phong cách Indochine quen thuộc như dàn dây lá sen, dây lá hoa lan, biểu tượng tứ quý (tùng, cúc, trúc, mai)

4.3.4. Họa tiết linh vật

Bộ Tứ Linh với kỳ họa linh thú như Long, Lân, Quy, Phượng vừa thể hiện sự uy nghiêm, trang trọng vừa là biểu tượng sự may mắn, tốt lành. Ngoài ra còn có có hình các con vật như cọp, sư tử, dơi, cá,…

4.3.5. Họa tiết tĩnh vật

Họa tiết tĩnh vật là những họa tiết mỹ thuật An Nam xuất hiện ở nhiều công trình thiết kế kiểu Indochine, bao gồm trái châu và bát bửu. Trong đó, trái châu gồm họa tiết trái châu và hai con rồng cách điệu ở hai đầu góc mái, bạn có thể thấy họa tiết này trên nóc chùa. Còn bộ bát bửu thường thấy gồm có quả bầu, quạt, gươm, quyển sách, đàn, bút, phất trần, cây sao,…

4.4. Nội thất trong phong cách Indochine

Một số đồ dùng đặc trưng của văn hóa Đông Dương như sập gụ, phản, bình phong,...Những món đồ đó khi được đặt trong không gian ngôi nhà cũng đủ toát lên nét truyền thống của người Á Đông

5. Hạng mục công trình có phong cách thiết kế Indochine

5.1. Căn hộ chung cư phong cách Indochine

Vào thế kỷ 20, phong cách thiết kế Indochine chỉ tập trung vào danh mục hạng sang như khách sạn, nhà hàng. Đến nay, kiểu nội thất Đông Dương này đã được đưa vào các công trình xây dựng nhà ở. 

5.2. Biệt thự phong cách Indochine 

Biệt thự có lợi thế về mặt diện tích vì vậy nên gia chủ có thể thỏa sức sắp xếp, bố trí nội thất trong nhà. Phong cách Đông Dương được tạo nên thường sử dụng các món đồ nội thất có kích thước lớn để có thể phô trương được sự sang trọng. Do đó các nhà thiết kế rất thích thi công nội thất Đông Dương trong các căn biệt thự, họ không phải tính toán quá nhiều về góc chết, bố cục. 

5.3. Chung cư phong cách Indochine 

Nhược điểm của chung cư đó là bố cục căn nhà được mặc định từ đầu. Công tác thi công của Indochine gặp chút bất lợi. Thế nhưng với những nhà thiết kế kinh nghiệm, đây sẽ là cơ hội để họ sáng tạo, khắc phục cho căn hộ của bạn. 

5.4. Nhà ống phong cách Indochine

Đây là cấu trúc nhà quen thuộc của người Việt Nam. Nhà ống có đặc điểm ngang hẹp, chiều dài sâu, do đó khi thi công phong cách Indochine cần chú ý

  • Phân chia không gian dựa theo chức năng một cách hợp lý 

  • Cân bằng với yếu tố phong thuỷ

  • Thiết kế để tạo độ thoáng, tăng diện tích sử dụng. 

5.5. Nhà hàng, quán cafe phong cách Indochine

Indochine đã mang đến một sự độc đáo cho các nhà hàng, quán cafe. Ở đây đòi hỏi các nhà thiết kế cân bằng được yếu tố thiết kế mặt tiền, quầy bar, bố trí ánh sáng, màu sắc từng khu vực liên kết hài hòa.

5.6. Homestay theo phong cách Indochine

Khi lựa chọn thiết kế nội thất kiểu này cho công trình đặc thù như homestay, bạn cần như ý những yếu tố như thẩm mỹ, kết cấu, công năng,.. Chủ đầu tư cần hạn chế chi tiết rườm rà, không cần thiết. Thay vì quá tập trung vào độ thẩm mỹ thì bạn nên chú ý để sự tiện nghi trong phong cách này. 

Phong cách thiết kế Indochine là một trong những lợi thế của thương hiệu nội thế Vista Decor. Luôn lắng nghe và thấu hiểu tâm tư của khách hàng, đội ngũ nhân viên của công ty không ngừng nỗ lực để đưa đến một không gian sống hoàn mỹ nhất. Chúng tôi sẽ đồng hành cùng với các bạn để biến những bản vẽ trong tâm tưởng trở thành công trình xây dựng để đời.

Đăng ký tư vấn báo giá

Bài viết liên quan