Phong cách thiết kế Industrial - Sự táo bạo, mạnh mẽ của thiết kế nội thất 

Bạn là gia chủ ưa theo chủ nghĩa tối giản nhưng lại thích thú với sự độc đáo thì chắc chắn không thể bỏ qua phong cách thiết kế Industrial (nghĩa là phong cách thiết kế kiểu công nghiệp). Nghe có phần khô khan nhưng cách trang trí này lại thể hiện được sự mạnh mẽ và tinh thần phóng khoáng, ưa tự do ở một khía cạnh khác của cuộc sống. Vậy bạn đã thực sự hiểu thế nào là thiết kế kiểu Industrial? Làm sao để cái chất Industrial được toát lên rõ nét nhất? Những chia sẻ dưới đây sẽ giúp bạn trả lời những thắc mắc trên

Phong cách thiết kế Industrial ngày càng trở nên phổ biến

1. Phong cách thiết kế Industrial hình thành từ đâu?

Trong khoảng thời gian đầu thế kỷ XX, cuộc cách mạng ở châu Âu đến thời kỳ suy thoái. Các nhà máy Tây Âu bị bỏ hoang vì các xưởng sản xuất đã chuyển sang đặt tại các nước thứ 3 với chi phí thấp hơn. Trong hoàn cảnh đó, họ nảy ra ý tưởng tái chế lại địa điểm này thành khu dân cư. Họ tận dụng những gì sẵn có để tạo nên một không gian sinh hoạt đầy đủ, tiện lợi.

Phong cách Industrial tận dụng những vật liệu công nghiệp sẵn có

Ngôn ngữ thiết kế Industrial với sự đơn giản và có phần thô cứng được hình thành từ đây. Các kiến trúc sư đã thêm bớt một số chi tiết nhưng vẫn đảm bảo tính tiện nghi của ngôi nhà. Chính nét hoang sơ, tối giản đã tạo nên sức hút riêng của phong cách thiết kế này. Sau đó phong cách nội thất này được phát triển và hoàn thiện không ngừng với những ý tưởng độc đáo. 

2. Phong cách thiết kế kiểu công nghiệp phát triển với những phiên bản khác nhau

So với những ngày đầu phát triển, phong cách thiết kế này đã có sự biến tấu ít nhiều. Đến với mỗi quốc gia, vùng miền thì chất công nghiệp lại được thay đổi để phù hợp với văn hoá, con người và khí hậu.

Phong cách này không quá kén chọn đối tượng. Phong cách công nghiệp có thể ứng dụng đa dạng trong những căn hộ chung cư, nhà phố thậm chí là ở những văn phòng công ty, nhà hàng, quán cafe…

Phong cách thiết kế Industrial là gì?

Phong cách Industrial hay còn gọi là phong cách nội thất công nghiệp hướng đến sự đơn giản, thô sơ, căn bản. Phong cách này khuyến khích tận dụng sự thô mộc. Đây là kiểu cách đối lập với sự rườm rà, xa hoa của phong cách cổ điển. Phong cách này dễ dàng bắt gặp ờ những văn phòng hiện đại. 

Tuy sinh sau đẻ muộn hơn một loạt những phong cách nổi tiếng khác như cổ điển, tân cổ điển, vintage… nhưng phong cách công nghiệp lại gây được ấn tượng bởi chính sự thô ráp, mạnh mẽ trong từng đường nét mà hiếm có một phong cách dám thể hiện.

Sự trần trụi, mộc mạc, thô ráp là đặc trưng của Industrial

Khi nhắc đến industrial là nhắc đến sự thô sơ, trần trụi nhưng vô cùng quyến rũ. Nếu những phong cách khác luôn tìm mọi cách để che đi những khuyết điểm, hướng đến sự hoàn mỹ thì industrial lại tận dụng chính những khuyết điểm ấy để tạo nên một tuyệt tác. 

Nét độc đáo trong phong cách thiết kế Industrial

Nghe qua cái tên của phong cách này, người ta nghĩ rằng đó chỉ là sự tối giản đến đơn điệu, sự thô ráp, cứng cáp. Thế nhưng càng đi sâu tìm hiểu, người ta càng thấy sự độc đáo của Industrial. Xu hướng thiết kế này đã phá bỏ rào cản về định kiến và giới hạn của sự sáng tạo. 

Phong cách là sự đối lập giữa cổ điển và hiện đại. Đối lập mà dung hoà, hài hoà mà lại khác biệt. Dựa trên nền tảng kiến trúc cũ với thiết kế xà dầm, khung cửa kính vòm, gam màu tối chủ đạo, các kiến trúc sư đã chấm phá những nét hiện đại. Cụ thể, họ đã thêm các chi tiết trang trí với đường nét mạnh mẽ, đồ nội thất công nghệ cao. 

Phong cách thiết kế công nghiệp là sự hòa trộn giữa cổ điển và hiện đại

Yếu tố hiện đại và cổ điển có thể bắt gặp bất cứ đâu trong cách sắp xếp, bài trí nội thất. Nhà thiết kế theo kiểu industrial có hệ thống chiếu sáng độc đáo, pha trộn giữa những bóng đèn dây tóc cùng với kiểu đèn led hiện đại. Hay một bộ sofa có đường nét hiện đại nhưng lại sử dụng những chiếc gối tựa có hoạ tiết vương giả, quý tộc. Căn bếp theo kiểu công nghiệp có đầy đủ các thiết bị hiện đại như lò nướng, lò vi sóng, bếp điện,…nhưng lại có những chiếc đĩa cổ, xoong nồi nhuốm màu thời gian xuất hiện.

Yếu tố làm nên phong cách thiết kế Industrial

Thiết kế tường thô

Hãy quên đi những bức tường được sơn trát nhẵn nhụi với đường nét hoạ tiết cầu kỳ, phá cách. Đặc trưng của industrial là những bức tường gạch, tường bê tông thô, lộ ra những đường ống nước chạy quanh. Sự dang dở trong xây dựng này lại tạo nên sự hoàn hảo của phong cách công nghiệp. 

Tận dụng ánh sáng

Chính sự thô ráp, mộc mạc của phong cách này lại càng đòi hỏi việc tận dụng nguồn ánh sáng tự nhiên. Như vậy sẽ khiến căn phòng trở nên “thô mộc” một cách thuần tuý nhất. Để làm được điều này, ngôi nhà cần sử dụng những chiếc cửa sổ lớn, đón ánh sáng tối đa và đón gió nhiều nhất có thể. Những món quà của thiên nhiên sẽ khiến không gian trở nên thoáng đãng, giúp cải thiện sức khỏe của gia chủ. 

Không gian mở trong phong cách thiết kế Industrial

Màu sắc tối, mộc

Màu sắc chủ đạo của phong cách Industrial là gam màu tối, trầm, mộc mạc từ chất liệu gỗ, điều này mang đến sự gần gũi và toát lên sự mạnh mẽ trong thiết kế. Thêm vào đó, màu sắc này còn đem lại đẳng cấp và sự huyền bí. Do đó, Industrial chinh phục những người có tâm hồn mạnh mẽ, tự do, phóng khoáng. 

Chất liệu thi công công nghiệp

Để phát huy được rõ nhất tính công nghiệp trong phong cách này thì các chất liệu thi công cũng phải đậm chất công nghiệp như bê tông, gạch, thép, gỗ, kính,…Tất cả tạo nên một bề mặt thô ráp, cứng cáp, mạnh mẽ. Ở phong cách này bạn sẽ thấy những tấm gỗ thô không được mài dũa tinh tế ốp lên trên tường cũng ấn tượng, sang trọng không kém những bức tường ốp đá cao cấp. Ai bảo cứ phải chỉn chu mới là đẹp! 

Đồ nội thất cứng cáp, mạnh mẽ

Những món đồ nội thất đặc trưng toát lên vẻ mạnh mẽ có thể dễ dàng tìm thấy trong căn nhà thiết kế theo phong cách industrial. Cụ thể là những bộ bàn ghế sử dụng bộ chân cao bằng thép. Những đồ nội thất có thiết kế thô, đơn giản nhưng vẫn đảm bảo được sự tiện nghi của cuộc sống.

Bố trí không gian đơn giản tối thiểu

Sự đơn giản của phong cách này không phải vô tổ chức mà được sắp xếp đầy ngụ ý. Để theo đuổi phong cách thiết kế này đòi hỏi có diện tích mặt sàn rộng. Trên một diện tích lớn nhưng số đồ nội thất ít càng đòi hỏi gia chủ phải có con mắt thẩm mỹ, sắp xếp bố cục rõ ràng, liên kết. 

Không những thế, vì màu sắc của phong cách công nghiệp là những màu tối sẫm và các đồ đạc cũng mạnh mẽ nên bạn chỉ cần làm sử dụng một số đồ trang trí khác biệt để làm điểm nhấn, chứ không nên lạm dụng quá nhiều.

Thiết kế cầu thang độc đáo

Những chiếc cầu thang bằng thép thô hoặc bằng gỗ thô là đặc trưng của loại thiết kế này. Cầu thang thép có một lớp sơn đen nhám hay cầu thang gỗ chỉ phủ một lớp chống mối mọt, chống ẩm và chống trơn trượt. Không cần quá mài giũa tỉ mỉ, các nét thô kệch, mộc mạc sẽ giúp nổi bật phong cách thiết kế công nghiệp.

Thiết kế sàn nhà bằng gỗ 

Gỗ là vật liệu hoàn hảo, mang lại cảm giác ấm áp, gần gũi. Nó có khả năng trung hoà không gian bởi gỗ vừa mang vẻ quý tộc, sang trọng vừa toát lên vẻ tự nhiên, mộc mạc. Do vậy mà những tấm ván gỗ thô được ứng dụng khá nhiều trong thiết kế mang phong cách Industrial. Gia chủ sẽ tận dụng vật liệu này để thiết kế từ trần, tường đến sàn và các đồ dùng nội thất khác. 

Gỗ trong phong cách công nghiệp thường là những tấm gỗ bản to. Với bề mặt thô và những đường vân nổi, cùng gam màu đậm đặc trưng gỗ to bản là điểm nhấn mang đến sự phóng khoáng vốn có cho ngôi nhà.

Pha trộn yếu tố hiện đại

Không có định nghĩa cổ điển hay hiện đại trong industrial bởi phong cách này là sự pha trộn hài hoà của hai yếu tố quá khứ và thực tại. Đèn trang trí có thể mang tính hoài cổ với đèn dây tóc hoặc đen hiện đại với thiết kế hình học, thép trơn hoặc vân. Nếu chiếc đèn trần sẽ là nguồn sáng rực rỡ để làm nổi bật lên vẻ đẹp của căn hộ. Thì một chiếc bóng đèn đơn sáng hoặc một chuỗi bóng đèn Edison mờ sẽ là điểm nhấn tạo sự mờ ảo, huyền bí.

Điểm nhấn trong thiết kế

Công nghiệp hay không công nghiệp thì gia chủ cũng cần phải thổi một cái tôi riêng vào đó. Đối với thảm trải sàn có tông màu tối, bạn nên cân bằng không gian bằng cách sử dụng các vật dụng trang trí có màu sắc tươi sáng một chút. Các đồ nội thất như bàn ghế và sofa thường sẽ được sử dụng màu sắc trung tính. Do đó không quá khó để lựa chọn những đồ trang trí để làm điểm nhấn trong thiết kế. Hãy tự kết hợp theo tính cách của riêng mình 

Một chút màu sắc sẽ là điểm nhấn trong không gian đậm chất trung tính như Industrial

Lưu ý khi triển khai phong cách thiết kế Industrial 

Mỗi phong cách thiết kế đều có những điểm nhấn riêng. Nếu bạn muốn pha trộn để có sự độc đáo mang tên mình thì phải thật khéo léo và tinh tế. Đừng cố gượng ép các yếu tố đặc trưng để tạo thành không gian mang tính công nghiệp. Industrial là sự thô cứng nhưng không hề dập khuôn. Nếu không muốn căn phòng trở thành mớ hỗn độn thì bạn cần lưu ý những điều sau: 

  • Mọi thiết kế đều phải tối giản nhất có thể, đứng có cài thêm sự rườm rà, cầu kỳ bởi chúng sẽ phá vỡ cấu trúc của cả không gian

  • Sử dụng màu sắc để tạo điểm nhấn nhưng không nên quá lạm dụng bởi chúng sẽ làm mất đi nét đặc trưng của phong cách thiết kế công nghiệp.

  • Hãy luôn bám sát những đặc điểm riêng của phong cách thiết kế Industrial một cách linh hoạt.

Ứng dụng phong cách thiết kế Industrial

Phòng khách

Phòng khách là nơi để tiếp khách, gia đình quây quần buổi tối. Đây cũng là không gian có diện tích lớn trong toàn bộ căn nhà. Vì thế thiết kế của phòng khách thường là không gian mở. Đồ nội thất trong phòng khách nên tận dụng chất liệu gỗ để tạo cảm giác gần gũi, dễ chịu.

Phòng bếp

Đây là căn phòng được nhiều người trên thế giới ứng dụng hơn so với Việt Nam. Sở dĩ có sự chênh lệch này là do văn hoá Á - Âu. Nếu người châu Á quan niệm tròng bếp cần thiết kế theo lối kín đáo thì phong cách Industrial lại đặc trưng bởi không gian mở. 

Phòng ngủ

Phong cách kiến trúc công nghiệp được ứng dụng nhiều hơn cả là trong thiết kế cho phòng ngủ. Các chất liệu như bê tông, gỗ hay gạch kết hợp với màu sắc tự nhiên đã một không gian mang đậm chất Industrial. Để tăng thêm độ mạnh mẽ, tự nhiên cho căn phòng, bên nên tận dụng vật trang trí màu đen. Industrial là không gian mở nên với một nơi đòi hỏi sự kín đáo, hạn chế ánh sáng như phòng ngủ, bạn có thể sử dụng rèm cửa sổ nếu quá chói. Hãy trang trí thêm một ít cây xanh để căn phòng trở nên tự nhiên hơn. 

Phòng tắm

Đến với căn phòng này, gia chủ nên sử dụng các chất liệu kính và kim loại để trông bắt mắt và quyến rũ hơn. Đồ nội thất thiết kế đơn giản nhưng vẫn đảm bảo đầy đủ công năng cho mọi nhu cầu sinh hoạt cho gia chủ. 

Văn phòng

Văn phòng là nơi bạn dễ dàng bắt gặp phong cách thiết kế Industrial nhất,đặc biệt những công ty có không gian làm việc trên một mặt bằng . Ngày càng nhiều doanh nghiệp chú trọng đến môi trường làm việc của nhân viên để nâng cao năng suất và tinh thần làm việc. Sự thoải mái, thoáng đãng, rộng rãi sẽ khiến tinh thần của mọi người trở nên bay bỗng thư giãn. 

Các chất liệu mạnh mẽ cùng với thiết kế nội thất gọn gàng, tối giản, thiết kế công nghiệp giúp nhiều văn phòng công sở trở nên rộng rãi hơn. Bên cạnh đó, đây cũng chính là nguồn cảm hứng thúc đẩy sự sáng tạo không giới hạn của nhân viên, đem lại năng suất lao động hiệu quả.

Nhà hàng, cafe

Nhà hàng, quán cafe là nơi tiếp theo đòi hỏi không gian rộng rãi, thoải mái. Do vậy phong cách thiết kế công nghiệp cũng được các chủ nhà hàng, cafe lựa chọn. Để không gian được nổi bật và hài hòa, bạn nên sử dụng đồng bộ các vật dụng. Để tạo sự thông thoáng bạn nên bố trí bàn ghế ở một khoảng cách từ  1-1.5m đủ để di chuyển

Đơn vị thi công công trình thiết kế mang phong cách Industrial 

Không gian sống và làm việc cần được chú trọng bày trí bởi nó ảnh hưởng rất nhiều đến khả năng làm việc cũng như có thể cải thiện tâm trạng của bạn khi nó đang chùng xuống. Để có một căn nhà đẹp, bạn cần có sự đồng hành của một đội ngũ kiến trúc sư và công ty nội thất chuyên nghiệp, đáng tin cậy. Từ đó có thể hiện thực hoá được ý tưởng của khách hàng. 

Với chủ trương khai phá và nâng tầm những sở thích thẩm mỹ nội thất, Vista Decor giúp khách hàng chạm đến những giá trị thẩm mỹ hoàn hảo, mang đến trải nghiệm phong cách sống đa dạng. Đội ngũ kiến trúc sư có chuyên môn cao, sức sáng tạo dồi dào và khả năng tư vấn nhiệt thành đã giúp Vista Decor có được vị trí vững vàng trong lòng người tiêu dùng. Hãy để chúng tôi vẽ nên những ý tưởng của bạn qua lăng kính nghệ thuật 

Với những nét đặc trưng không thể trộn lẫn, phong cách thiết kế Industrial đã thể hiện được rằng: những thứ thô ráp, cứng rắn cũng có thể trở thành một tác phẩm nghệ thuật nếu được sắp xếp, bố trí hài hoà, tinh tế. Hy vọng những thông tin về phong cách Industrial do Vista Decor  đã phần nào giúp ích cho bạn trong việc lựa chọn thiết kế nội thất phù hợp.

Đăng ký tư vấn báo giá

Bài viết liên quan